Hỡi các anh chị em thiện lành, dạo qua một vòng về tình hình phát triển smart contract với các nền tảng blockchain trên thế giới cũng như ở VN, tớ thấy nó thật nở rộ, như đơm hoa kết trái vậy :D. Tớ ko cổ xúy cho việc dùng hay không dùng smart contract và các hướng đi trong việc phát triển chúng hiện nay, tớ chỉ có một vài băn khoăn 3 xu thế này muốn bộc bạch cùng anh chị em thiện lành quan tâm đến công nghệ blockchain. Hẳn một vài ace cũng đã từng mua một vài thứ gì đó trên ebay. Và với ebay, đơn giản là ta trả tiền trước và sau đó ta “thắp hương” cho hàng về ngon lành, ko trầy xước, không phải hàng giả. Nhưng, đó là câu chuyện của trước đây, trước khi PayPal ra đời. Với PayPal, ta có thể có một chỗ dựa tin cậy về việc rằng hàng sẽ về đúng thời gian, ko hỏng hóc, ko cần phải “thắp hương”. Và PayPal hoạt động như là một ESCROW. Quay lại với smart contract trong blockchain, rất dễ dàng đặt ra câu hỏi thế này? Khi bạn dùng smart contract trong blockchain để mua hàng, vậy ai sẽ là escrow, ai sẽ chứng thực cho hàng bạn mua không phải hàng rởm? Tôi ví dụ sau này ta mua bán các data thông qua sử dụng blockchain chẳng hạn, ai biết được rằng data bạn mua ko phải data rởm? Các nền tảng blockchain hỗ trợ smart contract thì bản thân nó ko phải là escrow, người phát triển ra nó cũng không phải là escrow, chả ai chịu trách nhiệm gì khi data của bạn hỏng hay rởm (ebay đâu chịu trách nhiệm :D). Và nếu ta mua bán giữa những người tin tưởng nhau thì cần gì blockchain cho mệt, tớ muốn nhấn mạnh về scope của khái niệm blockchain là ở trustless, ta ko nói đến trust ở đây. Vậy trong môi trường trustless thế này, ta làm sao kiểm chứng được cái ta mua là tốt hay đểu? Nokia có sản phẩm gọi là Sensing as a service, tức là nó cho phép bạn mua bán IoT data trên nền tảng blockchain. Bạn sẽ trả tiền để mua IoT data stream kiểu “pay as you go” nhưng ai biết cái đống data stream đó là thật hay giả. Tôi ví dụ, bạn trả tiền để mua IoT data stream từ vườn trồng cà chua cuả anh X ở đâu đó ko biết, a ấy nói là a ấy có dữ liệu về độ sinh trưởng cà chua của mấy hecta của anh ấy, thì quả thật là có zời biết cái đống dữ liệu đấy là thật hay giả, smart contract ở đây trở nên VÔ NGHĨA.

Câu hỏi đặt ra là: Trong thế giới trustless thì làm sao để chứng minh được sự chính xác (correctness) của cái mà ta mua?

Đơn giản thôi, ta phải bóc tách toàn bộ thông tin dữ liệu cân phải được kiểm tra cũng như phải kiểm tra luôn cả smart contract xem nó hoạt động tốt hay không. Và nếu mọi thứ OK, tức là dữ liệu được đưa vào smart contract và output đầu ra hoạt động và được ghi trên blockchain thì có nghĩa rằng blockchain của chúng ta hoạt động tốt. Nhưng ta lại quay trở lại vấn đề ban đầu tức là, nếu dữ liệu được lưu trên blockchain và ta cần phải biết một đống thứ bên trên để verify hoạt động của blockchain thì điều này quả thực sẽ gây ra khá nhiều rủi ro tiềm tàng về security, nếu chưa muốn nói là khá nguy hiểm. Do đó, một trong những hướng đi hiện nay chính là việc chuyển dời từ “Onchain” sang “Offchain”. Việc chuyển dời này cụ thể đang được tiên phong trong Bitcoin với sự đầu tư trong việc phát triển Lightning network. Diễn giải một cách dân dã thế này: